Trong xã hội ngày nay, việc chọn người yêu, chồng vợ chủ yếu dựa trên cảm xúc của hai bên. Thế nhưng, vẫn còn một số người làm theo những quan niệm xa xưa như “trai hơn 2 gái hơn 1” để lựa chọn đối tượng đồng hành trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa và nguồn gốc của câu nói này. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này và giải đáp những thắc mắc của bạn.
Trai hơn 2 gái hơn 1 là gì?
Trai hơn 2 gái hơn 1 là một quan niệm được lưu truyền từ xa xưa, mà cho đến hiện nay vẫn còn rất nhiều người áp dụng trong việc lựa chọn người yêu hoặc bạn đời. Theo quan niệm, thì trai hơn 2 có nghĩa là khi lấy vợ thì đàn ông nên chọn người vợ nhỏ hơn mình 2 tuổi, còn gái hơn 1 có nghĩa là con gái nên chọn người lớn hơn mình 1 tuổi làm chồng. Có như thế thì vợ chồng mới sống hòa thuận, hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Tuy nhiên, lại có một số nơi lại theo quan niệm ngược lại là “gái hơn 2 trai hơn 1” có nghĩa là gái nên lấy người lớn hơn mình 2 tuổi còn con trai thì lấy vợ lớn hơn mình 1 tuổi. Bởi vì, người xưa cho rằng 2 vợ chồng mà gần tuổi nhau sẽ có sự thấu hiểu và đồng điệu với nhau về mặt tâm hồn. Từ đó khiến cho hôn nhân hạnh phúc và viên mãn hơn, tìm mua sản phẩm thỏa mãn tại shop người lớn để thực tập quan hệ an toàn

Thế nhưng, khi đọc kỹ cả 2 quan niệm trên thì chúng ta vẫn thấy được sự mâu thuẫn ngay trong 2 vế của câu nói. Theo quan niệm khuyên rằng, con trai nên lấy người nhỏ hơn mình 2 tuổi, trong khi đó lại khuyên con gái nên lấy người lớn hơn mình 1 tuổi. Nếu như làm theo câu thành ngữ đó thì chẳng phải là lời khuyên cho trai và cho gái không trùng khớp nhau và chẳng ai lấy được ai cả.
Vậy đâu mới là ý nghĩa thực sự của câu nói trên, hãy cùng theo dõi tiếp bài viết nhé.
Ý nghĩa thực sự của quan niệm trai hơn hai gái hơn một
Thật ra quan niệm trai hơn hai gái hơn một là được nói lái từ thành ngữ “nhất gái hơn 2 nhì trai hơn 1”. Theo lời giải thích của người cao tuổi đã sống ở thời kỳ xa xưa thì ngày xưa vì các cụ muốn duy trì nòi giống nên khuyến khích con cái kết hôn sớm và giữ quan niệm rằng “nữ thập tam, nam thập lục”.
Nữ thập tam có nghĩa là con gái khi bước vào tuổi 13 thì sẽ bắt đầu bước và độ tuổi dậy thì, độ tuổi sinh nở nên có thể cập kê, yêu đương. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi dậy thì 13, thì theo người xưa phải đợi con gái dậy thì 2 năm thì mới bước vào độ tuổi chín muồi của việc sanh nở nên mới thích hợp để lấy chồng.
Còn nam thập lục có nghĩa là con trai do phát triển chậm hơn con gái nên phải bước vào độ tuổi 16 thì mọi chức năng sinh lý, sinh sản mới dần hoàn thiện. Tính từ thời điểm 16 tuổi đó thì thêm 1 năm nữa để sự phát triển của cơ thể đủ đầy và chín muồi thì mới nên lấy vợ.
Vậy tính theo mốc 13 và 16 và quan niệm nữ hơn 2 nam hơn 1 thì, nữ 13 tuổi cộng thêm 2 năm là 15 tuổi, còn nam 16 tuổi cộng thêm 1 năm là 17 tuổi. Đây mới đúng là độ tuổi thích hợp nhất để dựng vợ gả chồng theo quan niệm thời xưa. Cũng chính vì quan niệm này mà chúng ta thấy được ngày xưa ông bà ta dựng vợ gả chồng từ rất sớm. Thậm chí có nhiều người chỉ mới đôi mươi nhưng đã 1 nách 2 con.
Thành ngữ “nhất gái hơn 2, nhì trai hơn 1” theo thời gian được người xưa nói theo kiểu súc tích, ngắn gọn kiểu “ý tại ngôn ngoại” nên đã thành ra “trai hơn hai gái hơn một” hoặc “gái hơn hai trai hơn một”. Đồng thời, do không ai giải thích cụ thể và mỗi vùng miền có cách hiểu khác nhau và ngày xưa cũng dựa vào việc miệng truyền miệng nên thành ra ở nhiều nơi biến đổi ý nghĩa thực sự của quan niệm này.

Quan niệm nam hơn 2 nữ hơn 1 liệu còn thích hợp với xã hội ngày nay?
Hiện nay, pháp luật nước ta có quy định độ tuổi kết hôn ở nam giới là đủ 20 tuổi và nữ giới là đủ 18 tuổi. Bên cạnh đó, do xã hội ngày càng phát triển nên các bạn trẻ cũng không còn kết hôn sớm như thời xưa. Theo khảo sát, độ tuổi trung bình các bạn trẻ kết hôn hiện nay là khoảng 24 tuổi, thậm chí nhiều người còn đợi tới 30 tuổi mới kết hôn.
Bởi vì, các bạn trẻ hiện nay thường có xu hướng thích hưởng thụ cuộc sống độc thân, bận bịu với việc kiếm tiền và thích được đi đây đi đó vui chơi. Ngoài ra, các bạn trẻ cũng muốn bản thân phải thật vững vàng về kinh tế thì mới nghĩ đến chuyện thành gia lập thất.
Còn một lý do nữa đó chính là ngày nay, chuyện kết hôn là dựa trên tình cảm của nam nữ rồi mới tiến tới chứ không còn nghe theo lời mai mối “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nữa. Vì thế, khi các cặp đôi yêu nhau, họ muốn trải qua một thời gian yêu đương đủ lâu để tình yêu đủ lớn và đủ hiểu nhau thì mới về chung một nhà. Có như thế thì mới xây dựng được một tổ ấm vững chắc và hạnh phúc.
Cũng chính vì những lý do trên mà quan niệm về nam hơn 2 nữ hơn 1 của người xưa đã không còn phù hợp nữa. Nam giới và nữ giới phải trải qua thời gian tìm hiểu, yêu đương để hòa hợp với nhau. Đồng thời, cả hai cũng phải xây dựng nguồn lực kinh tế ổn định và đặc biệt là đủ trưởng thành thì mới có thể cùng nhau thành gia lập thất và xây dựng một tổ ấm hạnh phúc, viên mãn.

Trên bài viết là những thông tin giải thích về quan niệm trai hơn 2 gái hơn 1 mà chúng tôi tổng hợp được. Có thể nói, đây chỉ là quan niệm cổ hủ của người xưa, không còn phù hợp với đời sống của xã hội hiện đại ngày nay. Việc kết hôn quá sớm mang lại rất nhiều sự ảnh hưởng về mặt tâm lý và sức khỏe cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Vì thế, chúng ta chỉ nên xem những quan niệm trên với mục đích tham khảo chứ không nên làm theo một cách cứng nhắc.