Đối với những bạn gái chưa đủ hiểu biết, thiếu kiến thức và kinh nghiệm tình dục, sau lần đầu tiên quan hệ với nam giới, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi lo lắng, hồi hộp và thắc mắc rằng liệu mất trinh còn kinh nguyệt không. Hay nó có tác động tiêu cực đến sức khỏe? Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác! Hãy cùng tham khảo qua nhé!
Mất trinh còn kinh nguyệt không? Theo như phân tích và nghiên cứu của các bác sĩ phụ khoa cho biết, bởi vì chu kỳ kinh nguyệt được hình thành do sự điều tiết của nội tiết tố bên trong cơ thể. Cho nên việc rách màng trinh là điều hết sức bình thường và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý ở nữ giới.
Tìm hiểu về màng trinh và dấu hiệu nhận biết mất trinh
Thời nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội, cùng với đó là việc du nhập văn hóa từ các Quốc gia trên thế giới, kéo theo tư tưởng và suy nghĩ con người cũng hiện đại và thoáng hơn trước. Tuy nhiên, ẩn sâu trong tiềm thức nhiều người, vẫn còn duy trì quan điểm cổ hủ và có định kiến nặng nề về cái “trinh tiết ngàn vàng”.
Mặc nhiên, họ tự dùng nó làm thước đo cho sự chuẩn mực, đức hạnh, gia giáo, đạo đức và lễ nghĩa của người con gái. Nhất là trong thời kỳ phong kiến “trọng nam khinh nữ” hoặc ở các gia đình truyền thống, coi trọng lễ nghi, chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra chuyện “ăn cơm trước kẻng” hay “sống thử” phổ biến như hiện nay. Tất cả đều xuất phát từ việc kém hiểu biết và quan niệm lỗi thời, lạc hậu.
Thực chất, màng trinh chỉ là một “vách ngăn” mỏng thuộc bộ phận sinh dục nữ. Nó có vị trí nằm cách cửa âm đạo từ 2 đến 3cm và không có bất kỳ chức năng sinh lý đặc biệt nào. Tùy thuộc vào cơ địa, gen di truyền và thể trạng của từng người mà nó có hình dáng, độ dày mỏng là khác nhau. Thậm chí có nhiều người không sở hữu màng trinh từ khi sinh ra.
Công dụng chủ yếu của nó là giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào trong, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm trùng âm đạo. Việc rách màng trinh không chỉ xuất phát chủ yếu từ hành động quan hệ trai gái mà nhiều người vẫn nghĩ. Nó có thể xảy ra do vùng kín bị va chạm mạnh, gặp tai nạn, vận động thể thao với cường độ mạnh bạo hoặc không có màng trinh bẩm sinh.
Thông thường, để nhận biết bản thân có bị mất trinh tiết hay chưa sau lần “ân ái” đầu tiên, bạn có thể dựa vào hai dấu hiệu chính như sau:
Chảy máu tươi ở âm đạo
Đây là một trong các dấu hiệu dễ nhận biết và hay bắt gặp nhất trong lần đầu quan hệ tình dục. Vì cấu tạo của màng trinh khá mỏng, chỉ cần tiến dương vật vào sâu bên trong là có thể phá vỡ nó hoàn toàn, dẫn đến tình trạng âm đạo chảy máu. Tùy vào tấm “lá chắn” mỏng hay dày mà máu chảy ra nhiều hoặc ít. Có trường hợp do màng trinh quá mỏng nên không gây ra hiện tượng này.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều bạn còn “non” kinh nghiệm nên bị nhầm lẫn giữa máu trinh và “máu dâu”. Sự khác biệt giữa chúng là máu kinh thường xuất hiện trong 3 đến 5 ngày. Còn máu trinh chỉ chảy ra một lượng khá nhỏ tại thời điểm quan hệ và chấm dứt ngay sau đó.
Vùng kín đau rát
Bởi vì màng trinh có sự kết nối rất chặt chẽ, liên kết với đường âm đạo bằng các mạch máu, tác động trực tiếp lên dây thần kinh cảm giác. Cho nên, khi bị một lực tác động mạnh vào như hành động quan hệ hay gặp tai nạn sự cố, khiến cho nó bị phá hủy. Lúc này, mạch máu bị giãn ra và đứt gãy, bạn sẽ ngay lập tực cảm nhận rõ rệt cơn đau nhói đến từ vùng kín.

Phụ thuộc vào độ dày mỏng, cấu tạo màng trinh và thể trạng của nữ giới mà mức độ cơn đau kéo đến là dữ dội hay dịu nhẹ. Nếu bạn sở hữu màng trinh tương đối mỏng, thì chỉ bị đau rát một tí là khỏi. Trái lại, nếu nó quá dày thì bạn phải chịu cơn đau rát âm ỉ, gây nhức nhói và khó chịu trong vài ngày liền.
Mất trinh còn kinh nguyệt không?
Trở lại với vấn đề chính được nhiều chị em quan tâm nhất là mất trinh còn kinh nguyệt không? Bạn cần nhớ rõ một điều, theo như giới y khoa khẳng định, thì chu kỳ kinh nguyệt được hình thành do sự biến đổi và điều tiết của hàm lượng hormone nội tiết tố bên trong cơ thể. Do đó, việc màng trinh bị rách không tác động đến việc “rụng dâu” vào mỗi tháng.
Tuy nhiên, nếu sau khi bạn bị mất cái “ngàn vàng” mà phát sinh ra nhiều tình trạng bất thường trong kỳ kinh nguyệt, thì có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác như:
– Tập luyện thể thao: Việc rèn luyện thể dục thể thao không khoa học, tập luyện những bài ở cường độ cao liên tục để ép cân và giữ dáng sẽ làm kỳ kinh nguyệt bị thay đổi bất thường.
– Cân nặng thay đổi thất thường: Áp dụng các phương pháp tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể làm thay đổi nồng độ hormone Estrogen, ngăn chặn quá trình trứng rụng.
– Lạm dụng thuốc quá nhiều: Việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc kháng sinh vô tội vạ, không đúng liều lượng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn hormone, ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới.
– Lối sống không lành mạnh: Cách thức sinh hoạt hằng ngày sẽ tác động rất lớn đến nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ. Điều này bắt nguồn từ các nguyên do như lạm dụng nhiều chất cấm, chất gây nghiện, rượu bia hoặc chế độ sinh hoạt không hợp lý, ăn uống thiếu chất, ngủ không đủ giấc, luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức.
– Chậm kinh do mang thai: Nếu lần đầu làm “chuyện ấy”, bạn chủ quan không dùng biện pháp an toàn thì vẫn có nguy cơ thụ thai thành công và dẫn đến tình trạng bị chậm kinh.
Bị rách màng trinh có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Theo như chia sẻ từ các chuyên gia bác sĩ thì việc quan hệ tình dục hay các tác nhân bên ngoài làm mất trinh là vô cùng bình thường và xuất hiện phổ biến ở nữ giới. Điều này không có gì là lạ đối với những cô nàng trong độ tuổi xuân thì, muốn thỏa mãn nhu cầu ham muốn dục vọng của bản thân. Thế nhưng, bạn cũng đừng chủ quan và coi thường màng trinh là vô dụng.
Vì nó còn có chức năng giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường âm đạo. Do đó, sau khi “ân ái”, bạn cần đặc biệt chăm sóc và giữ vệ sinh “cô bé” kỹ càng hơn nhằm phòng tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Chị em phụ nữ nên làm gì sau khi màng trinh bị rách?
Như đã nói ở trên, sau khi rách màng trinh đồng nghĩa với việc “cô bé” mất đi “lá chắn” bảo vệ, làm tăng nguy cơ vi khuẩn thâm nhập vào trú ngụ và phát triển thành các bệnh lý phụ khoa. Trong thời gian dài, nếu không biết chăm sóc vùng kín đúng cách, sẽ dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như hình thành nên khối u ác tính, làm giảm sức khỏe sinh sản.
Do đó, để phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn, bạn nên có thói quen thực hiện các điều sau đây:
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho “cô bé”
Chọn dùng những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có nồng độ pH phù hợp, chứa các thành phần tự nhiên an toàn và lành tính, không gây tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ hay khô rát vùng kín. Vệ sinh “cô bé” bằng dung dịch hằng ngày để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại, nhất là trong thời điểm “rụng dâu” cần chăm sóc và giữ vệ sinh kỹ lưỡng hơn.

Ngoài ra, bạn nên thay quần lót mỗi ngày hoặc thấy quần bị ẩm ướt do vận động ra mồ hôi. Nên mặc loại quần được may với chất vải mềm mịn, độ co giãn, thấm hút tốt. Hạn chế mặc những chiếc quần lọt khe hay ôm sát vào vùng kín. Luôn giữ cho bộ phận sinh dục được khô thoáng, thoải mái và dễ chịu.
Hạn chế quan hệ tình dục
Sau khi màng trinh rách cũng làm cho âm đạo chịu không ít tổn thương và đau đớn. Do đó, bạn không nên quan hệ tình dục lại ngay sau đó. Hãy cố gắng kiêng cử quan hệ tối thiểu trong 7 ngày đến khi nào vết thương hồi phục hẳn và bạn không còn bất kỳ cảm giác đau rát nào, nhằm tránh gây nhiễm trùng âm đạo.
Đến bác sĩ phụ khoa thăm khám nếu xuất hiện triệu chứng bất thường
Mặc dù mất trinh không ảnh hưởng đến sức khỏe, thế nhưng bạn cũng không vì vậy mà quá chủ quan, không quan tâm đến các dấu hiệu lạ thường xảy ra trên cơ thể. Nếu thấy âm đạo xuất huyết quá nhiều không dứt, kèm theo đó là những triệu chứng như đau rát kéo dài trong nhiều ngày, vùng kín bị sưng tấy gây đau nhức. Thì tốt hơn hết bạn nên đi khám ngay để sớm biết rõ căn nguyên và kịp thời điều trị.
Hy vọng thông qua những thông tin bổ ích được chia sẻ trong bài viết này có thể giúp các chị em giải đáp được thắc mắc mất trinh còn kinh nguyệt không. Để từ đó yên tâm mà sinh hoạt bình thường. Bên cạnh đó, hãy luôn không ngừng trau dồi, tìm hiểu nhiều kiến thức về sinh lý và tình dục nhằm bảo vệ an toàn cho sức khỏe và phòng tránh các bệnh lý phụ khoa nhé.